Tráp ăn hỏi là những lễ vật không thể thiếu trong ngày trọng đại của đôi lứa, nhưng không hẳn ai cũng biết ý nghĩa của từng món lễ vật cũng như ngày ăn hỏi trong phong tục truyền thống của người dân Việt Nam ta. Với bài viết này, Áo cưới Thành Lợi sẽ giải đáp mọi ý nghĩa để giúp các bạn chuẩn bị đúng cũng như phù hợp nhất với gia đình.
1. Lễ ăn hỏi theo truyền thống Việt Nam là gì?
Đây là ngày lễ chính thức để hai bên gia đình xác định, thông báo với họ hàng, bạn bè về buổi lễ kết hôn sắp tới của đôi lứa. Trong lễ ăn hỏi, nhà trai mang lễ vật đã chuẩn bị hay còn gọi tráp ăn hỏi đến nhà gái để bái lễ tổ tiên cũng như nói chuyện về lễ cưới sắp tới của cặp đôi cũng như hai bên gia đình.
2. Tìm hiểu sâu về tráp ăn hỏi
2.1 Tráp ăn hỏi là gì?
Tráp ăn hỏi là lễ vật mà nhà đàn trai chuẩn bị cẩn thận để mang tới nhà gái trong ngày hỏi. Thông thường, tráp thường được chuẩn bị từ 5 lễ, 7 lễ, 9 lễ, 11 lễ hay thậm chí là 15 lễ vật, tuy nhiên số tráp đều theo quy tắc là số lẻ.
Trước ngày lễ, nhà trai và nhà gái đều phải chuẩn bị một số bạn nam nữ thanh niên chưa gia đình để bưng tráp. Sau khi hoàn tất các thủ tục ăn hỏi, nhà gái sẽ lấy mỗi thứ 1 ít để đem làm quà cho bạn bè, họ hàng và còn lại để nhà trai mang về gọi là lại tráp.
2.2 Ý nghĩa của tráp ăn hỏi trong phong tục người Việt
Về mặt ý nghĩa, ông bà ta cho rằng tráp ăn hỏi thể hiện những điều sau:
- Đây là những lễ vật để con trai đi hỏi vợ
- Tráp ăn hỏi còn là các lễ vật dâng lên bàn thờ tổ tiên để tỏ lòng biết ơn
- Chứng tỏ được lòng thành của chàng rể cũng như họ hàng nhà trai đối với cô gái và gia đình họ nhà gái
Ngoài ra, mỗi tráp đều có cho mình một tầng lớp ý nghĩa khác nhau.
3. Các loại tráp ăn hỏi và ý nghĩa của từng loại là gì?
Số lượng tráp ăn hỏi sẽ do nhà gái yêu cầu hoặc tùy thuộc và điều kiện kinh tế của nhà trai và số lượng tráp nhà trai cũng sẽ thông báo với nhà gái để cô dâu chuẩn bị người đỡ lễ.
3.1 Tráp trầu cau:
Ý nghĩa:
Trong văn hóa người Việt có câu “miếng trầu là đầu câu chuyện” để dâng lên các cụ vừa ăn vừa ăn vừa trao đổi, sắp xếp công việc hai bên gia đình. Hơn nữa, giai thoại cổ tích trầu cau còn tượng trưng cho sự chung thủy, son sắc, bền chặt của đôi vợ chồng.
Mâm trầu cau trong tráp ăn hỏi sẽ bao gồm:
- 1 mâm, tráp đựng lễ
- 1 buồng cau trên 100 quả
- 1 bó lá trầu
- 3 cành vỏ cây chay (Để ăn cùng với trầu)
3.2 Tráp rượu, thuốc lá, trà
Ý nghĩa:
Rượu, trà và thuốc lá là 3 lễ vật thường thấy trong phong tục thờ cúng, với mục đích dâng lên tổ tiên để mình chứng cho ngày hạnh phúc của đôi trẻ được thuận buồm, xuôi gió. Có thể trang trí thêm hoa tươi, hoa lụa, nơ, ruy băng, chữ hỷ, hình cô bé, cậu bé để làm tráp trông đẹp mắt và trang nhã hơn.
Mâm rượu, thuốc lá, chè trong tráp ăn hỏi bao gồm:
- 3 chai rượu
- 3 cây thuốc lá
- 0,5kg trà Thái Nguyên
- 1 mâm đựng tráp hoặc giỏ
3.3 Tráp hạt sen
Ý nghĩa:
Dùng sen làm lễ vật trong tráp ăn hỏi như tỏ lòng thành kính đối với tổ tiên bên nhà gái cũng như sự biết ơn về công lao sinh thành. Ngoài ra, hạt sen còn có mùi thơm và hương vị ngọt ngào tự nhiên như minh chứng cho tình yêu ngọt ngào của dâu rể.
Một mâm hỏi hạt sen bao gồm:
- Trên 100 hộp sen
- 1 mâm tráp
3.4 Tráp bánh phu thê / bánh cốm:
Ý nghĩa:
Theo truyền thuyết xa xưa, hai loại bánh này được làm từ gạo nếp, cốm và đậu xanh có tính dẻo, vị ngọt ngào như tình cảm đôi lứa là một khối không thể tách rời. Ngoài ra, hai loại bánh này không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên hoặc dùng để mới khách đến chung vui.
Một mâm tráp ăn hỏi bánh phu thê/bánh cốm sẽ gồm:
- 1 mâm tráp đựng lễ
- Trên 100 hộp bánh
Sau khi sắp lễ và cố định các hộp bánh, mâm tráp sẽ được trang trí hoa tươi, hoa lụa, nơ, ruy băng, chữ hỷ để trông bắt mắt và sang trọng hơn.
3.5 Tráp hoa quả, trái cây
Ý nghĩa:
Ngoài việc tưởng nhớ đến công đức sinh thành của ông bà tổ tiên, mâm hoa quả còn mang ý nghĩa là sự kết tinh của vợ chồng, để rồi đơm hoa kết trái cũng như lời chúc phúc cho tình cảm của cả hai vẫn luôn tươi mới, ngọt ngào.
Mâm ngũ quả trong tráp ăn hỏi sẽ gồm:
- 5 loại quả khác nhau – lấy loại màu sắc tươi tắn như: Dưa vàng, Xoài vàng, táo đỏ, lê vàng…
- 1 mâm tráp hoặc giỏ để xếp quả
Ngoài tráp cơ bản ra, các gia đình ngày nay cũng thường sử dụng các loại tráp rồng phượng cho long trọng và đẹp mắt.
3.6 Tráp xôi gấc, xôi đậu xanh
Ý nghĩa:
Xôi là vật phẩm tượng trưng cho sự no đủ, hạnh phúc của đôi lứa. Ngoài ra, xôi gấc có màu đỏ – biểu tượng của sự may mắn, còn đậu xanh có màu vàng – biểu tượng cho sự sung túc, ấm cúng theo thuyết màu sắc của phương Đông như một lời chúc phúc gửi đến đôi trẻ.
Mâm xôi cơ bản của tráp ăn cưới gồm:
- Xôi được đồ từ gạo nếp trộn với ruột quả gấc có màu đỏ tươi
- Đỗ anh được đồ từ đỗ tách vỏ, có màu vàng
Về cơ bản thì tráp ăn hỏi với 7 loại lễ trên là phù hợp cho nhiều gia đình, còn đối với những gia đình có nhu cầu số lượng tráp nhiều hơn thì có thể bổ sung thêm các loại tráp: Tráp lợn sữa quay, tráp quả rồng, tráp quả phượng, tráp bánh đậu xanh, tráp bia nước ngọt hay thậm chí là tráp quần áo cô dâu mang ý nghĩa của sự ấm no, đủ đầy.
Nguồn: Sưu Tầm
NHẬN XÉT CỦA KHÁCH HÀNG VỀ ÁO CƯỚI THÀNH LỢI
Link tham khảo : Facebook Áo Cưới Thành Lợi
ÁO CƯỚI THÀNH LỢI
Chụp ảnh tự nhiên – nhiệt tình – được nhiều người biết đến nhất!
Địa chỉ: 127 quốc lộ 55, Phước Bửu, Xuyên Mộc, BRVT
Hotline: 0903 160 137 – 0933 063 280
Facebook: Facebook Áo Cưới Thành Lợi
LIÊN HỆ TƯ VẤN NGAY